Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của máy Bơm màng khí nén GODO?

Hướng dẫn cách vận hành và điều chỉnh Bơm màng GODO hiệu quả

Cách bảo trì Bơm màng khí nén để đảm bảo chất lượng và kéo dài tuổi thọ

Việc bảo trì Bơm màng khí nén GODO thường xuyên sẽ giúp máy luôn duy trì trong trạng thái làm việc tốt và đạt chất lượng cao.

Bơm màng GODO là gì?

Trước tiên, muốn biết cách bảo trì Bơm màng thì phải hiểu được có hoạt động dựa trên nguyên tắc và cấu trúc như thế nào hay nói cách khác là nguyên lý hoạt động của nó thì mới có thể bảo trì máy đúng cách.

Bơm màng GODO là một thiết bị công nghiệp hoạt động dựa trên máy nén khí, có tác dụng truyền tải hoặc dẫn các chất, dung dịch lên súng phun sơn.

Nguyên lý hoạt động của Bơm GODO.

Các loại máy Bơm GODO bằng khí nén nói chung đều hoạt động dựa theo 2 chu trình.

Tuy nhiên, để đơn giản hóa, chúng tôi sẽ tóm tắt một cách ngắn gọn như sau:

Bơm GODO có cấu trúc hoạt động tương đối đơn giản. Sự chuyển động của 2 màng được gắn với cả 2 đầu thanh truyền, nén và đẩy sơn ra.

Không khí nén đi vào buồng A (trong hình 1) và đẩy màng ngăn về phía bên trái, sơn sẽ được phun ra.

Đồng thời màng ngăn B kết nối với thành truyền cũng di chuyển về phía trái và hút sơn. Khi thanh truyền di chuyển sang trái hoàn toàn thì van đổi chiều.

Khí nén đi vào buồng khí (trong hình 2) đẩy màng ngăn về phía bên phải và đẩy sơn ra, cùng lúc đó màng ngăn A lại hút sơn.

Cứ như vậy, màng ngăn A đẩy sơn ra thì màng ngăn B lại hút sơn vào và ngược lại.

Bơm màng khí nén GODO lặp đi lặp lại quá trình hút và đẩy sơn liên tục, lưu lượng sơn ra ổn định và đều.

Cách sử dụng Bơm màng hiệu quả

Để vận hành Bơm màng đúng cách và đảm bảo hiệu suất, bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi sử dụng

Trước khi vận hành, hãy kiểm tra kỹ Bơm màng khí nén và các phụ kiện liên quan như van, ống dẫn, và nguồn khí nén. Đảm bảo rằng tất cả các kết nối đã được lắp đặt chắc chắn và đúng kỹ thuật.

Đặc biệt, bạn cần kiểm tra xem đường ống có bị rò rỉ hay tắc nghẽn không. Nguồn khí nén phải đạt áp suất ổn định trong giới hạn nhà sản xuất (thông thường từ 2-7 bar). Việc chuẩn bị kỹ càng giúp hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành và bảo vệ bơm hoạt động ổn định.

Bước 2: Cấp khí nén vào bơm

Khi bắt đầu vận hành, hãy mở van khí nén từ từ để tránh cấp khí đột ngột. Việc này giúp giảm nguy cơ giật mạnh khiến màng bơm bị hỏng hoặc giảm tuổi thọ. Trong quá trình mở van, bạn cần quan sát đồng hồ áp suất để đảm bảo khí nén được cấp đúng mức. Nếu phát hiện áp suất quá cao hoặc bất thường, cần ngừng lại để kiểm tra ngay. Sự điều chỉnh từ từ này không chỉ bảo vệ màng bơm mà còn giúp hệ thống hoạt động êm ái hơn.

Bước 3: Điều chỉnh áp lực chất lỏng

Sau khi bơm bắt đầu hoạt động, bạn cần mở van đầu ra của bơm và tiến hành điều chỉnh áp lực chất lỏng thông qua van điều chỉnh. Với các ứng dụng cụ thể như phun sơn, áp suất chất lỏng cần được điều chỉnh phù hợp. Thông thường, áp suất này dao động từ 0,5-1,5 bar tùy thuộc vào loại súng phun hoặc hệ thống sử dụng. Việc điều chỉnh áp lực từ từ sẽ giúp chất lỏng ra đều, không làm ảnh hưởng đến chất lượng phun hoặc hiệu suất công việc.

Bước 4: Kiểm tra và vận hành

Sau khi điều chỉnh, mở khí nén cấp ra thiết bị đầu cuối như súng phun hoặc vòi xả và tiến hành kiểm tra. Khi bắt đầu vận hành, bạn có thể thấy chất lỏng ra không đều do không khí còn tồn đọng trong ống dẫn. Tùy thuộc vào chiều dài và đường kính ống dẫn, quá trình này có thể mất vài giây đến vài chục giây để chất lỏng ra ổn định. Khi vận hành ổn định, tiếp tục theo dõi các tín hiệu bất thường như tiếng ồn lạ, rung động mạnh hoặc áp suất dao động để kịp thời xử lý.

Lưu ý:

Sau khi sử dụng, hãy đảm bảo xả hết chất lỏng còn lại trong bơm và tiến hành vệ sinh kỹ càng. Điều kéo dài thời gian sử dụng cho máy bơm màng này không chỉ giúp duy trì hiệu suất mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng trong các lần sử dụng tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *